Cách trồng dâu tây tại nhà đơn giản
Dâu tây Đà Lạt luôn là sự yêu thích mỗi khi nhắc về thành phố ngàn hoa, thế nhưng nhờ những cải tiến trong công tác chọn giống, giờ đây bạn đã có thể tự trồng dâu tây ngay tại nhà.
1. Đặc điểm thực vật của cây dâu tây
Dâu tây là cây thân thảo, sống đa niên. Các chồi nách mọc từ nách lá, tuỳ vào đặc tính của từng giống mà các chồi nách này có thể phát triển thành thân nhánh, thân bò hoặc phát hoa.
Cây dâu tây có nhiều nhánh, mỗi nhánh chỉ có một hoa. Hoa nhỏ, có 5 cánh mỏng manh, màu trắng. Vì vậy mà ngoài ăn quả, nhiều người còn ưa chuộng trồng dâu tây để trang trí.
Nhiệt độ thích hợp của cây dâu tây từ 18 - 22 độ C, cây ưa sáng, cường độ ánh sáng mạnh thì mới sinh trưởng tốt, thiếu ánh sáng thường ảnh hưởng đến khả năng ra hoa đậu quả.
Dâu tây là loại cây ưu ẩm, độ ẩm cần thiết cho sự phát triển của cây trên 84%, nên chỉ cần nắng một buổi là đủ. Để cây phát triển tốt nhất là trồng ở nơi chỉ có nắng trực tiếp vào nửa ngày. Vì thế dâu tây rất được ưa chuộng trồng trong trậu treo ở ban công.
2. Cách trồng dâu tây tại nhà
Để trồng dâu tây tại nhà, bạn cần chuẩn bị hạt giống hoặc cây giống, đất trồng, chậu trồng và một vị trí trồng nhiều ánh sáng.
a . Thời vụ trồng cây dâu tây
Dâu tây trồng chậu có thể được trồng quanh năm, tuy nhiên thời điểm thích hợp nhất khoảng tháng 4 đến tháng 5. Nếu chăm sóc tốt, chỉ sau khoảng hơn 3 tháng bạn đã có thể thu hoạch những quả dâu đầu tiên.
b. Chuẩn bị hạt giống
Thị trường hiện nay có nhiều giống dâu tây khác nhau như New Zealand, Nhật, Mỹ, Úc… Hạt giống sau khi mua về thì bạn tiến hành ươm hạt.
Bạn có thể ươm trong các khay ươm hạt chuyên dụng, giá thể ươm hạt bạn có thể sử dụng giá thể chuyên dụng để ươm hạt giống hoặc 100% mụn dừa Sfarm đã qua xử lý.
Hàng ngày bạn cần phun sương giữ ẩm, thời gian hạt giống dâu tây nảy mầm có thể mất khoảng 1 - 2 tuần. Để rút ngắn thời gian trồng bạn có thể trồng bằng cây giống, cây giống được chọn nên cao 10 - 15 cm, không sâu bệnh và chắc khỏe.
c. Chuẩn bị chậu và đất trồng
Bạn có thể trồng dâu tây tại nhà trong các thùng xốp, thùng nhựa… lưu ý rằng, bạn cần đục lỗ các vật dụng này trước khi trồng để có thể thoát nước.
Tuy nhiên, bạn nên chọn các loại chậu treo, vì quả dâu sẽ được thả ra bên ngoài chậu, không tiếp xúc với mặt đất, chất lượng và màu sắc quả sẽ tốt hơn.
Cây dâu tây ưa đất thịt nhẹ, tơi xốp, thoát nước tốt, dinh dưỡng cao và phải sạch mầm bệnh. Bạn có thể tham khảo công thức trộn đất trồng dâu tây của Nông nghiệp phố bao gồm đất thịt + mụn dừa + đá perlite + phân bò + phân hữu cơ đậm đặc Bounce Back.
Ngoài ra, bạn nên trộn thêm một ít nấm đối kháng Trichoderma vào hỗn hợp nhằm ngăn ngừa các loại nấm bệnh trong đất giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt hơn. Sau khi trộn bạn nên ủ đất khoảng 1 tuần sau đó mang đi trồng sẽ cho hiệu quả cao hơn.
Để tiện lơi, không mất công phối trộn phức tạp, cầu kỳ mà lại đầy đủ dinh dưỡng cho cây trong 60 ngày, hoàn toàn sạch mầm bệnh, mua về có thể sử dụng được ngay, bạn nên trồng dâu tây bằng đất sạch hữu cơ Sfarm.
d. Cách trồng dâu tây tại nhà
Khi cây có 2 cặp lá thật trở lên thì bạn mang ra trồng vào chậu. Cho khoảng 1/3 - 1/2 hỗn hợp đất vào chậu đã chuẩn bị sẵn (tùy theo kích thước bầu cây mà cho lượng đất lót vào đáy chậu thích hợp).
Sau đó đặt cây ngay ngắn vào chậu và cho tiếp hỗn hợp đất vào lấp đầy sao cho mặt đất cách miệng chậu 3cm - 5cm và dùng tay ấn nhẹ. Có thể phủ rơm, viên đất nung hay miếng thảm lên bề mặt chậu giúp lá và quả ko tiếp xúc trực tiếp với đất trồng.
3. Cách chăm sóc dâu tây trồng chậu
a. Nước tưới
Tưới nước cho cây 2 lần vào sáng và chiều mát, tưới đủ ẩm để tránh gây úng cây, nếu đất đã đủ ẩm thì chỉ cần tưới 1 lần/ ngày. Nên tưới nước thẳng vào đất, tránh tưới vào lá hay quả.
b. Phân bón
Sau khi trồng cây vào chậu được khoảng 1 tháng thì bạn bắt đầu sử dụng phân bón hữu cơ dưỡng cây là tốt nhất. Một số phân hữu cơ tan chậm như phân trùn quế viên nén, phân hữu cơ Bound Back, phân dê, phân cá viên... Sử dụng định kỳ 15 đến 20 ngày/ lần.
Kết hợp bổ sung thêm phân bón lá NPK 30-10-10, Powerfeed, Seasol… phun mỗi lần cách nhau 7 đến 10 ngày.
c. Cắt tỉa đúng cách
Trong quá trình trồng dâu tây, bạn cũng cần tỉa bớt các lá già, lá sâu bệnh, lá bị che khuất ánh sáng. Đồng thời, bạn chỉ nên để từ 3 - 4 thân/ gốc. Để cây dâu tây sinh trưởng ổn định trong giai đoạn đầu, bạn nên tỉa bỏ chùm hoa bói đầu tiên để tăng cường sinh trưởng và ức chế phát dục.
Trong quá trình phát triển, cây dâu tây còn ra nhánh khi cây đã đủ chất. Khi nhánh phát triển tốt, mọc dài, nó sẽ ra rễ và tạo cây mới. Trong trường hợp này bạn có thể tách sang chậu mới.
d. Phòng trừ sâu bệnh
Sâu hại chính trên cây dâu tây có thể kể đến như bọ trĩ, nhện đỏ… Bạn nên phun phòng định kỳ 10 - 15 ngày/ lần bằng các chế phẩm sinh học như dịch tỏi, Neem Chito…
Khi mật độ nhện đỏ quá cao, bạn buộc phải sử biện pháp hóa học, bạn có thể sử dụng các loại chế phẩm trừ nhện đỏ như Ortus 5SC, SK EnSpray 99EC, Reasgant 1.8 EC…
Hoặc khi cây dâu tây bị bọ trĩ, bạn nên cách ly, sau đó tiêu hủy các lá bị hại nặng, phun thuốc đặc trị bọ trĩ như Radiant, Yamida, Stun, Confidor, Movento…
Bên cạnh đó, bạn cũng cần phun phòng nấm bệnh tấn công bằng các loại như Anvil, Ridomil Gold, Aliette, Antracol, Daconil, Coc85…
Ngoài ra, cây dâu tây cũng hay bị ốc sên ghé thăm hỏi, để hạn chế việc này, bạn có thể sử dụng bia, vỏ trứng, bột cà phê… để bẫy ốc sên trong vườn dâu tây.
Nhưng khi ốc xuất hiện quá nhiều, bạn cần mạnh tay loại trừ thì có thể sử dụng một số bả ốc sên như bả ốc sên Tatoo, bả ốc sên Thái Lan…
4. Thu hoạch và sử dụng
Khi 75% quả dâu tây chuyển sang màu đỏ hồng thì bạn có thể thu hoạch chúng rồi. Nên hái quả vào thời điểm ánh sáng dịu nhẹ, khoảng từ 8 - 10 giờ sáng hoặc sau 3 giờ chiều.
Vì quả dâu tây mọng nước nên không thể bảo quản được lâu. Quả dâu tây rất dồi dào Vitamin C, ăn dâu tây rất tốt cho mắt, giảm quầng thâm và làm chậm quá trình lão hóa.
Ngoài ra, dâu tây còn giúp sản xuất hormone hạnh phúc. Khi cảm thấy buồn, hãy ăn dâu tây. Thành phần trong dâu tây hỗ trợ máu mang dưỡng chất đến não, chống lại sự hình thành homocysteine và làm tăng các hormone hạnh phúc như dopamine và serotonin, giúp bạn tươi tỉnh trở lại.