Hệ thống giao dịch SMC
27/06/2023

Cấu trúc thị trường

Phần 1 Cấu trúc thị trường

Hệ thống Smart Money Concept của ICT
 

Đây sẽ là bài đầu tiên về hệ thống giao dịch smc của ICT. Hệ thống này có thể nói là rất rộng, tuy nhiên mình có chọn lọc ra một bộ tài liệu về những kiến thức cần thiết nhất để có thể phân tích và giao dịch được.
 

Hệ thống smc của ICT thì có nhiều khái niệm, thuật ngữ hơn cần nắm. Thực tế thì hệ thống smc nào cũng cần cả, chẳng qua là có những người sẽ đơn giản hóa chúng để anh em dễ tiếp cận hơn.
 

Toàn bộ nội dung hệ thống smc
 

Hệ thống này mình sẽ chia ra làm 8 phần:

  • Phần 1: Cấu trúc thị trường.
  • Phần 2: Các vùng giá phản ứng.
  • Phần 3: Sức mạnh của chu kỳ thị trường.
  • Phần 4: Thời gian giao dịch.
  • Phần 5: Mô hình mua bán theo ICT.
  • Phần 6: Phân tích top-down.
  • Phần 7: Kế hoạch giao dịch và thiết lập giao dịch chất lượng cao.
  • Phần 8: Các điểm vào lệnh.

Mỗi phần đều có nội dung khá dài và nhiều khái niệm cần nắm. Mọi thứ cuối cùng cũng chỉ dẫn đến tìm kiếm một thiết lập giao dịch chất lượng cao mà thôi. Bây giờ chúng ta đi vào phần đầu tiên, đó luôn luôn là cấu trúc thị trường. Đây là phần quan trọng nhất nhưng cũng là phần dễ bị nhiều trader bỏ qua nhất.

Nền tảng của giá – Swing Point hay các điểm xoay (Fractals)


Chúng ta có thể hiểu điểm xoay (swing point) chính là các đỉnh đáy xuất hiện trong biểu đồ giá. Vậy làm sao để hình thành một đỉnh hoặc một đáy.


Swing high:
 

Thiết lập lý tưởng để hình thành một swing high sẽ có 2 nến thấp hơn bên trái và phải. Một nến cao hơn ở chính giữa.


Swing low:
 

Thiết lập lý tưởng để hình thành một swing low sẽ ngược lại, cần có 2 nến cao hơn ở bên trái và phải. một nến thấp hơn ở chính giữa.

 

Khái niệm về cấu trúc thị trường

  • Các điểm đảo chiều thực tế sẽ bao gồm các đỉnh và đáy trong đó.
  • Thị trường giao dịch theo một mô hình chung có nhịp điệu và điều đó rất dễ đọc được nếu bạn nhận thức được cấu trúc cơ bản về xu hướng mà giá di chuyển.
  • Khái niệm này rất phổ biến. Nó phụ thuộc vào sự hiểu biết của bạn về các điểm xoay (đỉnh và đáy) của thị trường.
  • Khi thị trường giảm và tạo đáy thấp hơn, mỗi đáy mới được tạo nó sẽ tiếp cận hoặc phản ứng với một đáy thấp hơn hoặc cao hơn khác. Nói cách khác, mọi đợt dao động giá thường sẽ có những dao động ngược lại bằng với nó và cố gắng lấp đầy nó.
  • Nhìn chung, thị trường giao dịch từ đáy ngắn hạn (Short Term Low – STL) đến đỉnh ngắn hạn (Short Term High – STH), rồi lại quay trở lại STL. Khi những đỉnh đáy ngắn hạn này được hình thành, chúng sẽ phát triển thành cấu trúc thị trường thể hiện qua hành động giá.
  • Bất kỳ đáy ngắn hạn (STL) nào có đáy ngắn hạn cao hơn ở 2 bên nó, thì nó được coi là đáy trung hạn (Intermediate Term Low – ITL).
  • Tương tự, bất kỳ đỉnh ngắn hạn (STH) nào có đỉnh ngắn hạn thấp hơn ở 2 bên thì nó được xem là đỉnh trung hạn (Intermediate Term High – ITH).
  • Bất kỳ đáy trung hạn (ITL) nào có đáy trung hạn cao hơn ở 2 bên nó thì nó được xem là đáy dài hạn (Long Term Low – LTL).
  • Tương tự, bất kỳ đỉnh trung hạn (ITH) nào có đỉnh trung hạn thấp hơn ở 2 bên thì nó được xem là đỉnh dài hạn (Long Term High – LTH).

Các bạn nhìn hình bên dưới:

 


 

Biểu đồ cho thấy xu hướng di chuyển giá ở khung thời gian cao hơn:

  • Từ 1 đến 4 cho thấy các đỉnh đáy ngắn hoặc trung hạn. Đây là kiểu mô hình 3 nến. Một đỉnh với 2 đỉnh thấp hơn ở 2 bên nó, cho thấy mô hình giảm giá và chúng ta nên bán ra khi gặp kiểu mô hình này.
  • Từ 5 đến 8 cho thấy các đỉnh đáy trung hạn. Đây là kiểu mô hình 5 nến. Một đỉnh với 2 đỉnh thấp hơn ở 2 bên nó và ngược lại với đáy, đây là một fractal điển hình. Hãy chú ý, đỉnh số 7 đã vượt qua số 5, điều đó có nghĩa là chúng ta vẫn sẽ ưu tiên mua lên thậm chí khi vòng tròn màu xanh lá đang tạo những đáy thấp hơn. Số 8 bật lên từ giai đoạn tích lũy trước đó và tạo điều kiện cho chúng ta mua lên.
  • 9 và 10 cho thấy các đỉnh cao hơn cho thấy khả năng đảo chiều tăng giá của thị trường. Và có thể vào lệnh tại 11.

Minh họa về cấu trúc thị trường
 

 

Bài viết khác